Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bàn về diễn xướng trong dân ca

Phương thức diễn xướng đồng thời gắn liền với môi trường thẩm mỹ. Môi trường thẩm mỹ là nơi phát sinh, phát triển diễn xướng…

Một bài dân ca có thể là một câu hát, một câu hò đơn giản, một bài hát tương đối hoàn chỉnh được vận hành có tính chất đơn lập hoặc nằm trong hệ thống chương trình của một canh hát như: Hát đúm, hát ví, hát ghẹo, hát trống quân, hát quan họ…

Nói đến dân ca, tức nói đến hình thức âm nhạc lời được hình thành và tồn tại dưới dạng cấu trúc thơ. Và, theo quy luật vận động của nghệ thuật âm thanh, thì giá trị mỹ học dân ca chỉ được xác định khi gắn liền với phương thức diễn xướng, nếu không chỉ là bài dân ca “im lặng”.

Ban ve dien xuong trong dan ca
Hát dân ca ví, dặm. Ảnh: Báo Nghệ An

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Diễn xướng, gắn liền với hành động cụ thể của con người, và còn bởi lẽ, dân ca là để hát. Có hát lên mới đem lại nguồn cảm xúc hoàn chỉnh, và hiệu quả nghệ thuật.

Có hát lên, mới hiểu được tính cách địa phương, tính cách dân tộc, của miền Bắc hay của miền Nam được ký âm, chỉ là một bản nhạc trên danh nghĩa, nếu không hát lên, ta không thể thưởng thức một cách đầy đủ nét đặc trưng phong cách của nó. Và có hát lên, dân ca mới được lưu truyền, tồn tại.

Nếu xét về điểm xuất phát, thì lời ca là khâu vật chất duy nhất để phát triển dòng tư duy thẩm mỹ bằng âm thanh. Dân ca phát triển tạo điều kiện cho các thể thơ dân tộc phát triển tạo điều kiện cho sự mở rộng chiều sâu nhận thức dân ca.

Lời thơ phát triển, chính là do yêu cầu phát triển nội dung xã hội. Nội dung dân ca giải quyết trực tiếp những vấn đề tư tưởng tình cảm, tâm lý thời đại gắn liền với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Gặp nhau ở đám hội, trai gái có thể tỏ tình bằng một câu hát như câu nói bình thường, nhưng lại là nghệ thuật của âm nhạc và thi ca.

Nam:

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Nữ:

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào...

Nam:

Gặp đây anh năm cổ tay,

Anh chuộng về nết anh say vì tình

Nữ:

Xin chàng buông tay em ra,

Rồi mai em lại đi qua chốn này...

V.v...

Họ “gặp nhau” nhiều như vậy mà không chán, vẫn cứ “mê” vẫn cứ say. Và có lẽ do đặc điểm này, dân ca Việt Nam thường được cấu tạo bằng một khuôn mẫu làn điệu, ứng với một khuôn thơ dân gian, chẳng hạn thơ bốn chữ, năm chữ, và đặc biệt là thể sáu tám (Lục bát).

Ban ve dien xuong trong dan ca
Hát dân ca ví, dặm

Với khuôn thơ sáu tám người ta có thể hát bằng nhiều làn điệu dân ca khác nhau: Hát đò đưa, hát ví, hát ghẹo, hát lý, hát chèo, hát cửa đình... Vì thế, ở mỗi khuôn làn điệu có thể soạn được nhiều lời ca khác nhau theo mô hình thơ đã định.

Hiện nay, đối với một số làn điệu dân ca truyền thống tiêu biểu, người ta cũng đặt lời mới cho thích hợp với nội dung tư tưởng thời đại theo cách thức như vậy.

Làn điệu âm nhạc và cấu trúc thơ vốn có mối tương đồng và vận mệnh theo hình tuyến thời gian. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt: một bên dùng biện pháp biểu đạt qua ngữ điệu của ngôn từ cụ thể,  một bên dùng biện pháp biểu đạt bằng âm thanh mang tính trừu tượng.

Ở phương Tây, thời xa xưa, thuật ngữ âm nhạc dùng để chỉ các thứ nghệ thật nhảy múa và âm nhạc. Trong nhạc có thơ. Thơ  là nhịp điệu của ngôn ngữ. Múa là nhịp điệu của động tác. Âm nhạc là nhịp điệu của âm thanh. Nhịp điệu là nguồn gốc sinh thành và phát triển sự sống.

Giọng nói con người được xem như cây đàn muôn điệu, nhưng bản thân tiết nhịp trong cấu trúc thơ thường rập khuôn theo tình huống nội dung, không vượt khỏi sự vận động nội tại của nó. Chẳng hạn, câu sáu tám nguyên dạng:

Trúc xinh, trúc mọc bờ ao

Em xinh em đúng nơi nào cũng xinh.

Để trở thành dân ca nó phải phát triển theo con đường tiết tấu dựa trên khuôn thơ và hình thức cấu trúc âm nhạc về câu, đoạn mà thuật ngữ âm nhạc gọi là khúc thức. Từ đó, hệ thống những tiếng đệm lót, đưa hơi trong dân ca được hình thành. Câu sáu tám nói trên khi được hát lên đã phải thêm những tiếng đệm lót.

Cây trúc xinh, tang a tình là cây trúc mọc, qua lới nọ ao bên bờ ao

Chị hai xinh tang tình là chị hai đứng, đứng đứng nơi nào qua lới như cũng xinh.

Khuôn thơ sáu tám đã bị phá theo yêu cầu phát triển của ngôn ngữ âm nhạc, nhưng cũng chính con đường phát triển đó đã khẳng định lại các  thể thơ.

Ban ve dien xuong trong dan ca
Hát chèo

Như vậy, một bài dân ca được cấu tạo bởi hai yếu tố văn và nghệ. Nhưng khi dân ca được hát lên, thì không còn phân biệt đâu là văn, là nghệ mà chỉ còn là dòng tư duy thẩm mỹ bằng ngôn ngữ âm nhạc.

Phương thức diễn xướng đồng thời gắn liền với môi trường thẩm mỹ. Môi trường thẩm mỹ là nơi phát sinh, phát triễn diễn xướng.

Diễn xướng phát triển, làm tăng chất lượng và số lượng tác phẩm văn nghệ dân gian trong phạm vi gia đình như bà ru cháu, chị ru em... hay một canh hát tỏ tình trai gái trên sông nước, trên đồng ruộng, trước sân đình và cũng có thể là không gian rộng lớn như đám hội: Hội Lim, hội Dóng, hội chèo tàu, hội đền kiếp Bạc...

Cùng một không gian, thời gian, ta thấy xuất hiện nhiều trò, nhiều kiểu diễn xướng khác nhau. Trong đình thì hát múa thờ thần và chúc tụng dân làng; phía trước cửa đình , dưới sông là bơi chải, bên đầu đình là hát thổi cơm thi, dệt vải thi ...

Diễn trường là cả một đại thể giữa thiên nhiên và đám hội. Người đi xem tùy ý, thích trò gì tới xem trò đó. Tước bỏ diễn xướng, tác phẩm văn nghệ dân gian chỉ còn là thứ tư liệu đơn thuần. Hơn nữa nói đến kết cấu là môi trường là phải nói đến thời gian nghệ thuật, tức là thời gian để tổ chức thực hiện phương thức ứng diễn các tiết mục, tiểu phẩm... dài hay ngắn, tập thể hay cá nhân.

Ban ve dien xuong trong dan ca
Hát dân ca quan họ

Chính thời gian nghệ thuật đã phần nào quyết định sự hình thành các thể loại dân ca và các trò diễn dân gian nói chung. Thời gian nghệ thuật cũng là thời gian cả người thưởng thức đều cùng biểu hiện các thái độ tình cảm.

Như đã nói dân gian sáng tác chủ yếu là để diễn, để hát. Vì vậy, một bài dân ca khi được hát lên thì giữa văn và nghệ là một thể thống nhất. Nghệ tức là làn điệu, làn điệu có tính chất biến động và trừu tượng.

Nghệ mà ta nhận thức được là nhờ vào trình diễn. Người không biết nghệ và không nghe hát thì chỉ có thể cảm thụ văn học lời ca  đơn thuần khi bài hát được ghi lại dưới dạng kết cấu thơ.

Giữa hai phạm trù văn và nghệ khi nói đến văn tức là nói đến đặc trưng của nghệ thuật ngôn ngữ âm thanh. Và trong tiếng nói con người thì ngữ điệu là thuộc tính quan trọng.

Từ đó, ta hiểu rằng, tại sao người ta lại biểu hiện được cảm nghĩ của mình phong phú đến thế. Khi con người nói năng, những tư tưởng tình cảm diễn đạt không phải chỉ qua ý nghĩa của ngôn từ cụ thể, mà còn quen chất lượng của âm hưởng từng tiết nhịp qua giọng điệu được tạo ra ở những vị trí trọng âm khác nhau.

Những trọng âm này đóng vai trò quan trọng trong các loại hình văn nghệ. Nhạc điệu do giọng nói phát ra làm tăng phần ngữ điệu. Trên cơ sở ngữ điệu âm nhạc lời đã hình thành.

Ngôn ngữ dân tộc phát triển theo con đường diễn xướng có thể đã được chuyển hóa qua các cấp từ nói tự nhiên đến nói cách điệu đến ngâm (có nhiều kiểu ngâm) và từ hát nói đến hát.

Tuy nhiên trong quá trình tiến triển, các cấp độ kia vẫn không mất đi mà chúng vẫn tồn tại và ngày càng được nâng cao. Âm nhạc kết hợp với ngữ điệu trở nên đầy sức biểu hiện và đặc điểm của nó là luôn luôn vận động.

Những hình tượng, tình tiết được phát triển liên tục bằng hình thức nghệ thuật thời gian. Còn nghệ là ngôn ngữ đặc trưng có tính chất mã hiệu của các bộ môn nghệ thuật.

Mọi sáng tác dân gian được ghi lại là nhờ vào trí nhớ, khi chưa có ngôn ngữ văn tự và phương pháp ký âm. Sự hoạt động văn nghệ là tùy thuộc vào thực tiễn xã hội.

Diễn xướng là yếu tố cấu thành duy nhất hợp với mục đích cuối cùng của một tác phẩm văn nghệ dân gian. Không có sự vận động qua lại giữa văn và nghệ thì không có tác phẩm. Vậy, diễn xướng là thuộc tính hợp với quy luật vận động của dân ca nói riêng và văn nghệ nói chung.

Ban ve dien xuong trong dan ca
Hát cửa đình

Diễn xướng giúp cho người ta có thể nhận thức được nội dung thẩm mỹ tác phẩm một cách đầy đủ và trí tưởng tượng thêm phong phú. Tuy nhiên, diễn xướng cũng có mặt hạn chế là người thưởng thức không thế xem lại, hoặc nghe lại những điều mà mình cần xem lại, vì tác phẩm chỉ xảy ra với thời gian nghệ thuật có giới hạn, không giống như đọc một cuốn sách.

Mặt khác, diễn xướng cũng không phải là thuộc tính duy nhất của tất cả các hình thức sáng tác dân gian, chẳng hạn như đối với những câu tục ngữ, thành ngữ, câu đố...

Trong mối quan hệ giữa văn và nghệ nói chung, văn là chủ thể vì nó gắn bó với cuộc đời, mang tính chất thông báo trực tiếp. Nhưng tùy theo trường hợp, có khi nghệ là chủ thể. Trong diễn xướng, nghệ đưa đà làm tôn vẻ đẹp cho văn, làm cho văn phát triển và ngược lại.

Các hình thức sinh hoạt dân ca đã làm xuất hiện hàng loạt những câu hát trữ tình với tư cách văn học lời ca. Thực ra trong truyền thống sáng tác dân gian người ta không sáng tác văn học với mục đích để in sách; những sáng tác đó được gắn liền với môi trường diễn xướng hàng ngày trong lao động nghề nghiệp như: Hát ví trong lúc đi cấy, hát đò đưa trong lúc chèo thuyền, hò giả gạo trong lúc giả gạo...

Xem xét “Văn học dân gian” như một đối tượng đơn lập, không nói đến mối quan hệ giữa văn và nghệ thuật của tác phẩm qua khâu diễn xướng, đó là một thiếu sót. Tất nhiên, người ta có thể nghiên cứu văn học dân gian với tư cách là một thành viên trong tổng thể folklore với góc độ của từng chuyên ngành.

Mặt khác khi các thể thơ dân gian hình thành, thì người ta lại đưa vào những khuôn thơ đã định hình để sáng tác thuần túy bằng ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, phương thức sáng tác văn học hình thành và trở lại phục vụ cho diễn xướng làm nảy sinh các thể loại trữ tình tự sự dân gian, các thể ngâm khúc, diễn ca...

Nhưng, ở đây đối với dân gian, người sáng tác vẫn không nghĩ rằng mình là người làm văn nghệ. Câu hò, tiếng hát rất cần thiết trên sông nước, trên đồng ruộng, trên nương rẫy, nhưng họ hò, hát với nhau rồi thì thôi.

Và, kết quả thầm lặng đã đem lại nguồn hưng phấn ức chế cái mệt trong lao động, sau nữa là để làm thức tỉnh ở lòng người những tình cảm thẩm mỹ. Các hình thức đó được tái hiện liên tục theo chu kỳ và đã trở thành truyền thống, văn hóa dân tộc.

Tóm lại, một bài dân ca thường được cấu tạo bởi hai thành phần cơ bản văn và nghệ. Và, do quy luật vận động, phát triển của văn và nghệ nên một trong những đặc trung chủ yếu của sáng tác dân gian là tính diễn xướng. Phương thức diễn xướng như thế nào là do kết cấu tác phẩm và thời gian nghệ thuật quy định./.

Ban ve dien xuong trong dan ca

Trao giải “Cuộc thi Tài năng Cải lương và Dân ca kịch toàn quốc 2017“

VOV.VN -Lễ Bế mạc “Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2017” diễn ra vào tối ngày 11/11 tại Đồng Nai.

Ban ve dien xuong trong dan ca

Bế mạc Liên hoan dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh năm 2016

VOV.VN - Liên hoan không chỉ khẳng định giá trị trường tồn của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh mà còn tạo ra sân khấu lớn cho nghệ thuật quần chúng được đua tài.

Ban ve dien xuong trong dan ca

Chương trình dân ca và nhạc cổ truyền: 60 năm lưu giữ hồn Việt

VOV.VN - Mỗi người khi sinh ra cùng với dòng sữa mẹ, những làn điệu dân ca của dân tộc đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn người Việt Nam lớn lên.

Nhạc sĩ Dân Huyền

Mọi thông tin, bài viết cộng tác của độc giả cho chuyên mục Đời sống có thể gửi cho chúng tôi theo địa chỉ: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

Tin tài trợ

Ban ve dien xuong trong dan ca

1 năm 2 đợt uống thứ này, cả đời khỏi lo bị hay quên, trí nhớ kém

Lohha Trí não

Ban ve dien xuong trong dan ca

Ung thư biểu mô tế bào thận khi đi tiểu đêm nhiều lần

An niệu nữ

VietBao.vn



from Thế Giới Giải Trí | Âm Nhạc | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2jw5fHI
via âm nhạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét