Việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) sẽ tiếp tục thu phí bản quyền âm nhạc qua tivi tại phòng ngủ khách sạn, quán café từ 1/10 đang là vấn đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Cách đây ít lâu, việc thu phí này đã phải tạm dừng do vấp phải sự phản đối từ các khách sạn, quán café cũng như người dân bởi sự thiếu minh bạch và cách thu không hợp lý của VCPMC.
Đây cũng là một vấn đề được đưa ra thảo luận khá nhiều tại Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2017 diễn ra vào 28/9 tại Hà Nội.
Ông Lim Won Son, Chủ tịch Ủy ban quyền tác giả Hàn Quốc và ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam tại Diễn đàn. |
Thu phí ở khách sạn vẫn còn gây tranh cãi ở nhiều nước
Theo ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, việc thu phí ở khách sạn, các quán café cũng từng vấp phải sự phản đối không chỉ riêng ở Việt Nam, Hàn Quốc mà cả ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có đặc trưng và cách xử lý khác nhau. Các tổ chức liên quan đến tác quyền tại Việt Nam còn chưa đủ mạnh và thiếu chuyên nghiệp trong cách thu nên đã để xảy ra những bức xúc trong dư luận, phần nào ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức.
Ông Bùi Nguyên Hùng cho biết: “Những khó khăn trong việc thu chi tác quyền vẫn đang gây tranh cãi trên nhiều nước ở thế giới. Tuy nhiên, đây là việc đúng đắn, cần phải làm và phải điều chỉnh dần cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Quan trọng là phải làm đã. Chúng ta có thể học tập từ những bài học của thế giới để làm sao hài hòa được 3 lợi ích: bảo vệ được cho chủ thể quyền – bên sáng tạo, các tổ chức/cá nhân khai thác sử dụng, đồng thời đảm bảo quyền hưởng thụ của công chúng”.
Chia sẻ những kinh nghiệm của Hàn Quốc, ông Lim Won Son, Chủ tịch Ủy ban quyền tác giả Hàn Quốc cũng khẳng định việc khó khăn trong việc thu phí tác quyền. Ông Lim Won Son chia sẻ: “Trong số những kế hoạch thu phí tác quyền, chúng tôi đã thất bại 50%. Việc tìm ra một cách thức hợp lý cho từng quốc gia là rất quan trọng. Hàn Quốc mất rất nhiều thời gian và khó khăn để xây dựng Luật Bản quyền với những điều khoản cụ thể, việc thu phí phải có những quy định và quy trình được Bộ VH-TT&DL Hàn Quốc đồng ý, phê chuẩn và áp dụng trên cả nước. Cho đến giờ, chúng tôi vẫn đang cố gắng hoàn thiện và khắc phục những vướng mắt trong hệ thống thu phí của mình. Việt Nam cũng phải trải qua quá trình như vậy”.
Sẽ thu tiền tác quyền ở khách sạn Hà Nội và một số nơi khác
VOV.VN - “Hà Nội đã thu tiền tác quyền ở các khách sạn 10 năm nay và sắp tới sẽ thu ở nhiều địa phương khác”, NS Phó Đức Phương khẳng định.
Loa phường không phải giả tiền, nhưng khách sạn phải giả
Tại Việt Nam điều khó khăn nhất được các Trung tâm về tác quyền, quyền biểu diễn đều đồng ý trong việc thu phí, đó chính là ý thức của người dân chưa cao và Luật chưa có những quy định thực sự cụ thể, chi tiết cho từng mục. Do vậy, việc thu phí tại Việt Nam đa phần đều dựa trên sự thỏa thuận hoặc đòi mà… không trả, thậm chí có những người còn không ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thu phí.
NSND Thanh Hoa, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) khẳng định: “Tại Việt Nam, ý thức của người sử dụng còn thấp nên mới gặp rất nhiều khó khăn. Vài trăm nghìn, vài chục nghìn có thể không quan trọng nhưng đó là trí tuệ của nghệ sĩ và họ phải được hưởng cái quyền đó. Việc cơ bản nhất là chúng ta phải làm cho cho người trả tiền cảm nhận được tiền đó là minh bạch, trả đúng người được quyền hưởng lợi”.
Cũng theo NSND Thanh Hoa, trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy trách nhiệm những ai phải trả tiền, ai được hưởng dù chưa cụ thể. “Chúng ta không thể đòi tiền loa phường bởi đó là dành cho cộng đồng, nhưng phát nhạc trong quán café hay khách sạn để làm tăng doanh thu của họ thì phải thu tiền. Khi luật đã rõ ràng thì mọi người phải tuân thủ theo, như vậy sẽ không có điều tiếng, không có sự tùy hứng trong việc thu”.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc khu vực miền Bắc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cũng khẳng định ý kiến của NSND Thanh Hoa: “Không ai có thể sử dụng công sức của người khác để làm lợi cho mình một cách miễn phí. Việc thu của VCPMC không đi ngược với bất kỳ công ước quốc tế nào. Khi mọi người đã hiểu điều này thì sẽ có sự phối hợp tốt hơn”.
Cục NTBD không đồng tình với việc thu tiền tác quyền âm nhạc qua tivi
VOV.VN - Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng, việc các chủ khách sạn ở Đà Nẵng phản ứng về cách thu tiền của VCPMC là hoàn toàn có lý.
Không được áp đặt việc thu phí tác quyền
Một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong việc thu phí tác quyền, đó là thu như thế nào mới hợp lý, mới minh bạch. Ông Nguyễn Hoàng Giang thừa nhận, không cách nào để xác định được khách sạn hay quán café có sử dụng âm nhạc không. Trên thế giới cũng không kiểm soát được phòng ngủ khách sạn bởi đó là nơi riêng tư. Do vậy, VCPMC mới đưa ra một mức giá là 25.000 đồng/năm/phòng mà không cần biết khách sạn đó có phát nhạc hay khách có bật tivi để xem ca nhạc hay không.
Bởi vậy, cách đây ít lâu, Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng mới có công văn phản đối quyết định thu phí của VCPMC. Về vấn đề này, ông Bùi Nguyên Hùng khẳng định: “Người sử dụng nhạc cho mục đích kinh doanh không phải xin phép nhưng họ phải có ý thức được rằng mình đang sử dụng tài sản của người khác. VCPMC và người sử dụng phải ngồi với nhau, thỏa thuận dân sự chứ không được áp ngay giá một cách không rõ ràng. Nếu thỏa thuận không giải quyết được thì có thể nhờ đến Cục Bản quyền tác giả hoặc đưa lên Tòa án để giải quyết”.
Ông Bùi Nguyên Hùng cũng cho biết thêm, hiện Cục Bản quyền tác giả và Bộ VH-TT&DL sắp hoàn thành một phần mềm cơ sở dữ liệu liên quan đến quyền tác giả quốc gia. Bên cạnh đó, Cục BQTG cũng đang xây dựng luật riêng về tác quyền, đề xuất được sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ, đưa ra một số cách thu áp dựng cho những đối tượng khác nhau dựa trên sự tham khảo của luật ở một số nước khác.
Luật mới này sẽ được xây dựng trên nguyên lý người sử dụng cho mục đích cá nhân khác với mục đích kinh doanh, từ đó giải quyết những vướn mắt trong thời gian qua Việt Nam đang mắc phải, đảm bảo việc công khai minh bạch từ đầu vào (sản xuất) đến đầu thu và phân phối./.
Thanh Thanh/VOV.VN
Mọi thông tin, bài vở cộng tác của độc giả cho chuyên mục Đời sống có thể gửi cho chúng tôi theo địa chỉ: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
VietBao.vn
from Thế Giới Giải Trí | Âm Nhạc | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2xIrgv4
via âm nhạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét