Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Chúa đảo Tuần Châu - Việt Tú: Tranh cãi còn vì "bình cũ rượu mới"?

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Đáp lại, đại diện đơn vị sản xuất Tinh hoa Bắc Bộ lý giải không gian sân khấu rộng hơn 3.000 m2, trong đó có thủy đình 10 tấn giống như một nhà hát thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Và do vậy, tập đoàn Tuần Châu có quyền dựng các vở khác nhau.

Vị này cũng cho hay Tinh hoa Bắc Bộ đã được đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Trước đó, kịch bản Thuở ấy xứ Đoài cũng đã được đạo diễn Việt Tú đăng ký tại cơ quan này.

Giữa lùm xùm, phản bác lẫn nhau của hai bên, câu hỏi được giới trong nghề và dư luận đặt ra: Tinh hoa Bắc Bộ (Hoàng Nhật Nam) và Thuở ấy xứ Đoài (Việt Tú) giống và khác nhau như thế nào? Và có hay không chuyện Tinh hoa Bắc Bộ chịu ảnh hưởng từ Thuở ấy xứ Đoài

dù phía nhà đầu tư khẳng định kịch bản của Việt Tú "chưa chạm đến trái tim khán giả"?

Giống cơ bản về nền tảng sân khấu thực cảnh

Nếu có cơ hội được xem cả Thuở ấy xứ ĐoàiTinh hoa Bắc Bộ, không khó để nhận ra hai vở diễn này không chỉ cùng được dàn dựng trên một hồ nước rộng hơn 3.000 m2, mà nền tảng sân khấu thực cảnh cũng giống nhau.

Đường đi trên mặt hồ gần như không thay đổi. Những rặng tre thấp thoáng gần xa cũng giống nhau. Đặc biệt, cả hai vở đều gây ấn tượng với chi tiết thủy đình nặng 10 tấn, vốn ở độ sâu 10 m dưới đáy hồ từ từ hiện lên trên mặt nước.

Đỉnh núi cao trăm mét đằng sau thoắt ẩn thoắt hiện nhờ hiệu ứng ánh sáng cũng đồng thời có cả ở Thuở ấy xứ Đoài lẫn Tinh hoa Bắc Bộ. Cách đặt để ánh sáng của hai vở cũng có nhiều tương đồng. Và đặc biệt, Việt Tú hay Hoàng Nhật Nam đều tạo "chiêu trò" bằng một sân khấu chuyển động, khiến khán giả khó rời mắt.

Sân khấu thực cảnh ở Việt Nam chưa có tiền lệ nên khó có thể kết luận sự giống nhau về mặt ý tưởng, không gian sân khấu có bị coi là vi phạm bản quyền hay không. Nhưng rõ ràng trên thế giới, việc hai vở thực cảnh cùng được dàn dựng trên một nền tảng sân khấu, diễn ra cùng một nơi và chỉ sau có vài tháng là chuyện chưa từng xảy ra.

Chua dao Tuan Chau - Viet Tu: Tranh cai con vi
Việt Tú cho rằng Trương Nghệ Mưu cũng phải mất ít nhất một năm mới dựng xong một vở thực cảnh, nhưng Hoàng Nhật Nam chỉ mất có vài tháng.

Đạo diễn Việt Tú cho rằng ngay cả Trương Nghệ Mưu khi xây dựng thực cảnh cũng phải mất ít nhất một năm, nhưng Hoàng Nhật Nam chỉ mất có vài tháng. Anh cũng khẳng định có bằng chứng về việc ý tưởng thủy đình và không gian là của mình.

Ngoài sự giống nhau về nền tảng sân khấu, Tinh hoa Bắc Bộ còn sử dụng lại diễn viên là nông dân trong vở Thuở ấy xứ Đoài do Việt Tú dàn dựng. Cả hai vở cùng có câu chuyện văn hóa dân tộc, trong đó có rối nước và thiền sư Từ Đạo Hạnh. Việt Tú bảo anh sinh ra trong con nhà nòi rối nước, từng sống ở khu vực chùa Thầy, nhờ sự tích lũy đó mới có thể nghĩ ra được câu chuyện.

Nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc với tư cách cố vấn của vở Tinh hoa Bắc Bộ lại cho rằng đã xây dựng vở diễn ở Sài Sơn, Quốc Oai thì không thể không kể câu chuyện về nước và thiền sư Từ Đạo Hạnh. Do vậy, việc tương đồng ở điểm này là chấp nhận được.

Bên đậm nét dấu ấn cá nhân, bên nặng tính giải trí

Nếu bỏ qua những điểm giống nhau về sân khấu và một số chi tiết kể trên, Thuở ấy xứ ĐoàiTinh hoa Bắc Bộ kể hai câu chuyện với nội dung khác nhau. Vở diễn do Việt Tú đạo diễn gây ấn tượng với hình tượng rối người - người rối. Rối nước là điểm nhấn xuyên suốt tác phẩm.

Thuở ấy xứ Đoài giống một câu chuyện cổ tích về cuộc sống sinh hoạt làng quê Bắc Bộ từ nghìn năm trước, lấy cảm hứng dàn dựng từ các tích trò rối nước dân gian như: Đuổi cáo bắt vịt, Ngư ông, hoạt cảnh Ông lão đánh cá, Chim loan phượng, múa Rồng bay… Đan xen vào các tiết mục rối nước là phần trình diễn của con người trong các màn như Nắng sớm, Đào liễu, đồng giao Thả đỉa ba ba, Vinh quy bái tổ, Hội làng… 

Chua dao Tuan Chau - Viet Tu: Tranh cai con vi
Một cảnh trong vở Thuở ấy xứ Đoài do Việt Tú đạo diễn - "rối người người rối".

Sự tích về thiền sư Từ Đạo Hạnh là nòng cốt của vở diễn. Khoảnh khắc xúc động nhất trong vở diễn do Việt Tú dàn dựng là khoảnh khắc hơn 140 bà con nông dân cùng cất tiếng hát. Không micro, không loa phóng thanh nhưng khán giả vẫn nghe không sót một từ vì sức mạnh của sự cộng hưởng và hòa quyện.

Kịch bản của Việt Tú mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong đêm ra mắt vào tháng 6, khi diễn xong tất cả bà con nông dân hô vang tên đạo diễn. Điều này chứng tỏ, Việt Tú chủ ý biến mình thành linh hồn của vở diễn. Thực chất, đó là sự cực đoan của một nghệ sĩ tham vọng. Nhưng về phía nhà đầu tư, đơn vị bỏ nhiều tiền của để làm vở chưa chắc đã thích điều này...

Thuở ấy xứ Đoài được đánh giá là sâu sắc, khiến người xem phải suy ngẫm. Tuy vậy, xét về mặt hiệu ứng, việc mang đậm dấu ấn cá nhân cũng là hạn chế. Phần đông khán giả đại chúng có thể sẽ thấy khó hiểu với vở diễn này.

Nhiều người thích tính giải trí, dễ hiểu giống như "món ngon phải bày hết lên bàn tiệc". Nếu xét ở khía cạnh này, vở diễn do Việt Tú dàn dựng rõ ràng là chưa trọn vẹn và chưa đáp ứng được ý đồ của những người kinh doanh - vốn coi lợi nhuận là mục đích sống còn.

Nhưng điều đáng nói là phía nhà đầu tư không cho Việt Tú có cơ hội sửa. Theo chia sẻ từ Việt Tú, tập đoàn Tuần Châu đơn phương chấm dứt hợp đồng và sau đó thay thế bằng Tinh hoa Bắc Bộ. Lý do cho quyết định này đến nay vẫn chỉ là tranh cãi vì chưa có kết luận rõ ràng.

Chua dao Tuan Chau - Viet Tu: Tranh cai con vi
Một cảnh trong vở Tinh hoa Bắc Bộ do Hoàng Nhật Nam đạo diễn. 

Vở Tinh hoa Bắc Bộ do Hoàng Nhật Nam dàn dựng ưu điểm là khiến khán giả không ngừng rời mắt. Vở này có sự đan xen của diễn viên là bà con nông dân và sinh viên chuyên nghiệp trường múa. Những "chiêu trò" liên tục được tung ra khiến những người lần đầu xem không khỏi bất ngờ và vỗ tay.

Kịch bản này không nhiều triết lý và tương đối dễ hiểu. Nhiều cảnh choáng ngợp và lồng lộng như cảnh hoa đăng trên trời, hoa đăng dưới nước. Tinh hoa Bắc Bộ cũng bày nhiều "món ăn", không chỉ có rối nước mà còn có hát văn, quan họ, tranh Đông Hồ,...

Nhưng vì có quá nhiều loại hình nghệ thuật trong một sân khấu thực cảnh, vở diễn tương đối nhiều sạn. Khăn mỏ quạ được chít trên đầu liền chị quan họ không có hình dáng của khăn mỏ quạ đúng nghĩa. Trong một vở kể câu chuyện phong kiến nhưng lại xuất hiện xe đạp, cuối tác phẩm lại xuất hiện pháo hoa cũng khiến không ít khán giả thắc mắc.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam thừa nhận với Zing.vn về sự chưa chỉn chu của những chiếc khăn mỏ quạ. Nhưng về chi tiết xe đạp, anh bảo "mọi người đừng để ý đến điều đó". Theo Hoàng Nhật Nam, xe đạp chỉ là phương tiện để chở chi tiết chiếc nơm bắt cá của người nông dân.

Một hạn chế nữa của vở Tinh hoa Bắc Bộ là thiếu một câu chuyện xâu chuỗi để sau khi thưởng ngoạn, ngoài ấn tượng về những "chiêu trò", hiệu ứng, phô bày sân khấu, khán giả có thể lắng lòng tâm tư hay nghĩ ngợi về những nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

Trung tuần tháng 6, đạo diễn Việt Tú ra mắt Thuở ấy xứ Đoài mà theo anh cho biết là "vở thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam". Đây là vở diễn do Tập đoàn Tuần Châu đầu tư. Thế nhưng, sau đó vở diễn bất ngờ bị hủy bỏ. Báo chí không nhận được bất cứ thông tin lý giải chính thức nào từ phía nhà đầu tư hay đạo diễn Việt Tú.

Đến cuối tháng 10 vừa qua, truyền thông nhận được thư mời ra mắt vở Tinh hoa Bắc Bộ (Hoàng Nhật Nam đạo diễn) từ công ty Sen Vàng và Tập đoàn Tuần Châu. Lý giải về sự thay đổi này, ông Đào Hồng Tuyển, cho biết vở diễn do Việt Tú dàn dựng "không chạm đến trái tim người xem". Ông Tuyển cũng khẳng định ông mới là chủ nhân của ý tưởng thực cảnh đầu tiên.

Sau đó, Việt Tú lên tiếng phủ nhận việc được ông Tuyển cho sang nước ngoài học về sân khấu thực cảnh. Anh cũng tố tập đoàn Tuần Châu nợ tiền nghệ sĩ và đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việt Tú cũng khẳng định ý tưởng thủy đỉnh mà vở Tinh hoa Bắc Bộ đang sử dụng là của anh, và đó là ý tưởng dành riêng cho vở Thuở ấy xứ Đoài.

VietBao.vn



from Thế Giới Giải Trí | Âm Nhạc | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2AcEOyf
via âm nhạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét