Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Đằng sau việc Trung Quốc điều chiến đấu cơ tới phía Tây, giáp Ấn Độ

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

“Tăng cường năng lực quân sự Chiến khu Tây Bộ là rất khẩn cấp, bởi tại khu vực này, quan hệ với Ấn Độ rất căng thẳng, mà không có giải pháp nào khả thi. Tăng cường máy bay chiến đấu thế hệ 3,5 hay thậm chí điều thêm nhiều chiến đấu cơ hiện đại tới Chiến khu Tây Bộ là điều cấp thiết với quân đội Trung Quốc”, ông Song nói.

Theo chuyên gia, Ấn Độ đã nhập khẩu ngày càng nhiều máy bay chiến đấu, nên Trung Quốc cần “chuẩn bị cho khả năng đối đầu quân sự”.

Về phần mình, Ấn Độ cũng có những động thái gia tăng sức mạnh tương tự. New Delhi được cho là đã triển khai chiến đấu cơ tầm xa Su-30 MKI tới áp sát biên giới Trung Quốc. Đây là một phiên bản cải thể của dòng máy bay Liên Xô Su-30.

Khi được hỏi về động thái trên của Ấn Độ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Tôi không được thông tin về vấn đề này, nên sẽ chuyển câu hỏi sang cho quân đội. Chúng tôi hy vọng phía Ấn Độ có thể hợp tác cùng Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình cho khu vực biên giới, bởi điều đó nằm trong lợi ích chung của cả hai quốc gia”.

Theo Sputnik, không khí loãng và độ cao lớn tại vùng núi phía Tây và Tây Nam Trung Quốc làm suy giảm tầm hoạt động hiệu quả của các chiến đấu cơ nước này, đưa không quân Trung Quốc vào tình thế bất lợi nếu phải thực hiện nhiệm vụ bay chống lại Ấn Độ. Những loại máy bay hiện đại hơn như J-10 và J-11 có khả năng khắc phục tình trạng đó.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi từ lâu đã âm ỉ căng thẳng, nhưng xuống tới mức thấp nhất vào mùa hè năm ngoái khi cả hai nước triển khai lực lượng quân sự tới vùng cao nguyên Doklam, một khu vực đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, đồng minh thân thiết của Ấn Độ.

Binh sĩ Trung Quốc và công nhân xây dựng đã xây dựng một con đường xuyên qua vùng cao nguyên này, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần của Tây Tạng. Bhutan phản đối sự hiện diện của Trung Quốc. Ấn Độ đã can thiệp bằng cách triển khai quân tới vùng tranh chấp trên.

Trong suốt 10 tuần lễ, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ chỉ ở cách nhau vài trăm mét. Cả hai bên chỉ rút quân vào ngày 28/8 năm ngoái sau khi thương thảo và quá trình làm đường bị dừng lại.

Tuy nhiên, nhiều nguồn tin hồi tháng 10/2017 lại cho hay, Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện quân sự đáng kể ở gần khu vực tranh chấp và những bức ảnh chụp từ vệ tinh hồi đầu năm 2018 đã xác nhận thông tin đó.

Ngoài ra, mâu thuẫn giữa New Delhi và Bắc Kinh còn xoay quanh Arunachal Pradesh, một tỉnh của Ấn Độ mà Trung Quốc cho là một phần của Nam Tây Tạng. Hồi đầu tháng Hai, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thăm Arunachal Pradesh, khiến bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng dữ dội.

Xem thêm: Phía sau vụ Nga lặng lẽ mang “vàng” Su-57 tới Syria để thử lửa

VietBao.vn



from Thế Giới Giải Trí | Âm Nhạc | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2EO8JCU
via âm nhạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét