Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

"Chỗ anh Phó Đức Phương được như hôm nay cũng gặp nhiều gian khổ"

Trước những ồn ào xung quanh việc thu tiền bản quyền âm nhạc tại VCPMC, có ý kiến cho rằng, việc thu tiền bản quyền này là việc làm văn minh và hợp lý...

Những ngày qua, có nhiều ý kiến trái chiều về việc thu tiền tác quyền âm nhạc của Trung tâm Bảo vệ quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) - nơi nhạc sĩ Phó Đức Phương làm Giám đốc.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm VCPMC

Một số ý kiến lại cho rằng chính việc thu tiền bản quyền âm nhạc tại VCPMC là một việc làm hợp thời và văn minh. Bởi từ lâu nay, việc tác quyền nghệ thuật ở Việt Nam còn bị xem nhẹ, nhiều người chỉ thích "dùng chùa" mà không muốn bỏ bất cứ một chi phí nào để sử dụng các sản phẩm âm nhạc. Vì thế, việc Trung tâm VCPMC của nhạc sĩ Phó Đức Phương đang làm là thể hiện một cách tư duy mới về bản quyền âm nhạc tại Việt Nam.

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Nhạc sĩ Thao Giang - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam

Trao đổi với pv báo Người Đưa Tin, nhạc sĩ Thao Giang - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam cho biết: "Hiện tại, tôi cũng đang là hội viên của Trung tâm VCPMC nơi nhạc sĩ Phó Đức Phương làm Giám đốc. Hàng quý, hàng năm, tôi đều nhận được một số tiền nhất định từ việc thu tiền bản quyền một số tác phẩm của mình. Cách đây hơn 10 năm, tôi đã làm giấy ủy quyền cho VCPMC để bên ấy thay mặt tôi thu tiền bản quyền âm nhạc, tác phẩm của tôi chủ yếu là nhạc không lời dành cho độc tấu, hòa tấu.

Lẽ ra, người nhạc sĩ phải được sống bằng cái nghề chủa mình, nhưng ở Việt Nam, chuyện này còn khó khăn lắm, chỉ người ca sĩ có thù lao thôi, chứ người nhạc sĩ hầu như không được gì. Vì thế, nếu không có Trung tâm VCPMC của anh Phó Đức Phương thì ai sẽ đi thu tiền bản quyền cho chúng tôi?".

Nhạc sĩ Thao Giang cho biết, nếu không có Trung tâm VCPMC của nhạc sĩ Phó Đức Phương thì ai sẽ đi thu tiền bản quyền cho các nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Thao Giang chia sẻ thêm: "Trước đây, phần lớn các nhạc sĩ ở Việt Nam đều là công chức nhà nước, sống bằng đồng lương nên nhiều người không để ý đến việc tác quyền. Hiện nay, mọi thứ đã đủ đầy, vì thế tôi cho rằng, cần nâng cao ý thức tác quyền âm nhạc. Thật ra, mỗi bài không đáng bao nhiêu nhưng nếu không có người đại diện cho chúng tôi thu, thì chúng tôi cũng chẳng biết tác phẩm của mình được sử dụng như thế nào, ở đâu.

Giờ là thời kinh tế thị trường, vậy nếu dùng sản phẩm của chúng tôi mà lại không muốn trả phí tác quyền nữa thì thiệt thòi cho nhạc sĩ quá. Vì nhạc sĩ thì chỉ có làm nhạc thôi, khó mà làm ngành nghề khác được. Thật ra, những cái đó cũng là sự tượng trưng thôi, chúng tôi cũng không dựa vào tiền bản quyền mà sống được, vấn đề là nêu cao được ý thức của người sử dụng âm nhạc ở Việt Nam thôi...".

Nhạc sĩ Phó Đức Phương trong lần làm việc với bộ VH,TT&DL về việc thu phí tác quyền âm nhạc Việt Nam

Nhạc sĩ Thao Giang bày tỏ quan điểm: "Cơ quan quản lý nhà nước thì làm những việc mang tầm vĩ mô, để thu được tiền bản quyền âm nhạc phải là anh em nghệ sĩ làm, chỗ anh Phó Đức Phương được như ngày hôm nay cũng gặp nhiều gian khổ, sóng gió lắm. Bây giờ việc thu bản quyền âm nhạc phải làm thế nào cho hài hòa, để tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Nhạc sĩ Phó Đức Phương đi thu tiền bản quyền hộ các nhạc sĩ, vì động đến quyền lợi nên có nhiều người mới "xù lông" như thế. Người ta đi thu tiền bản quyền âm nhạc cho mình mà lại có ý kiến này, ý kiến kia là không nên. Nếu không dựa vào những quy định của nhà nước, ngại động chạm thì làm sao thu được tiền? Trả tiền bản quyền âm nhạc là việc "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

"VCPMC như đi “đòi nợ” hộ chúng tôi, chúng tôi thấy cảm ơn trung tâm VCPMC đi thu tiền bản quyền cho các nhạc sĩ, đây là việc làm văn minh chứ" - nhạc sĩ Thao Giang thẳng thắn.

Xem thêm:> Nhạc sĩ Phó Đức Phương: "Nói đến Phú Quang thì chán lắm"

Lạc Thành

VietBao.vn



from Thế Giới Giải Trí | Âm Nhạc | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://ift.tt/2tofVvx
via âm nhạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét